Cách nhận biết và phòng tránh dị ứng thức ăn

1137

Dị ứng thức ăn là phản ứng của cơ thể đối với một số chất có trong thức ăn. Dị ứng thức ăn xuất hiện ở trẻ nhỏ nhiều hơn người lớn và tỷ lệ này sẽ giảm dần khi trẻ lớn lên.

Trẻ em có tỉ lệ dị ứng thức ăn cao hơn người lớn

Trẻ em có tỉ lệ dị ứng thức ăn cao hơn người lớn

Hiện tượng dị ứng thức ăn là phản ứng của cơ thể đối với một số chất có trong thức ăn, thuật ngữ chuyên môn gọi các chất này là “dị nguyên”. Trẻ em có thể bị dị ứng với sữa, đậu nành, lúa mì và trứng.

Những nguyên nhân gây ra dị ứng thức ăn

Theo tin tức ngành Y, tỉ lệ dị ứng thức ăn xuất hiện ở người lớn khoảng 2-4%, và ở trẻ em là 6 – 8%, Khi bị dị ứng thức ăn, hệ thống miễn dịch nhầm một loại thức ăn cụ thể hoặc một chất có trong thức ăn là có hại. Hệ thống miễn dịch của bạn sẽ sản sinh ra các kháng thể được gọi là kháng thể globulin miễn dịch E (IgE) để trung hòa các tác nhân gây dị ứng.

Các kháng thể IgE cảm nhận và tác động lên hệ thống miễn dịch của bạn để giải phóng chất histamine. Chất này gây ra một loạt các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng bao gồm chảy nước mũi, ngứa, khô họng, phát ban và nổi mề đay, buồn nôn, tiêu chảy, khó thở, thậm chí sốc phản vệ.

Phần lớn các bệnh dị ứng thức ăn gây ra bởi một số protein có trong: động vật có vỏ như tôm, tôm hùm và cua; đậu phộng; hạt cây, như quả óc chó và quả hồ đào; cá hoặc trứng. Ở trẻ em, dị ứng thực phẩm thường được gây bởi các protein trong: trứng, sữa, đậu phộng, hạt cây, lúa mì.

Nhận biết biểu hiện của dị ứng thức ăn.

Hiện tượng dị ứng thức ăn có thể xuất hiện ở vài giờ sau khi ăn. Những biểu hiện thường gặp của dị ứng thức ăn bao gồm

  • Nổi mề đay, ngứa;
  • Ngứa ran hoặc ngứa trong miệng;
  • Chóng mặt, choáng hoặc ngất xỉu;
  • Thở khò khè, nghẹt mũi hoặc khó thở;
  • Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn hay nôn mửa;
  • Sưng môi, mặt, lưỡi và cổ họng hoặc các bộ phận khác của cơ thể;
  • Sốc phản vệ

Đa phần dị ứng thức ăn có triệu chứng ngoài da

Đa phần dị ứng thức ăn có triệu chứng ngoài da

Ở một số người, dị ứng thức ăn có thể kích hoạt một phản ứng dị ứng nghiêm trọng được gọi là sốc phản vệ. Điều này có thể gây ra các dấu hiệu đe dọa tính mạng và triệu chứng, bao gồm tình trạng co thắt và thắt chặt của đường hô hấp, cổ họng sưng hoặc cảm giác có khối u trong cổ họng làm khó thở, tụt huyết áp nghiêm trọng, chóng mặt, choáng hoặc bất tỉnh. Khi bị sốc phản vệ, người bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt, sốc phản vệ có thể gây hôn mê hoặc thậm chí tử vong.

Một số trường hợp xuất hiện triệu chứng muộn (vài ngày sau khi ăn thức ăn chứa dị nguyên) gồm viêm da, hen, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, ho dai dẳng, chảy nước mũi, táo bón, ra mồ hôi, biếng ăn, giảm tập trung và ngủ kém.

Mức độ nặng phụ thuộc vào thời gian xuất hiện phản ứng sau khi ăn, lượng thức ăn mà trẻ đã tiêu thụ và cơ địa của trẻ.

Theo Bác sĩ Trần Anh Tú, hiện đang là giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, nguyên tắc điều trị dị ứng là phát hiện ra nguyên nhân gây dị ứng và tránh tiếp xúc với dị nguyên.

Những đối tượng trẻ dễ bị dị ứng thức ăn

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, có đến 40% trẻ nhỏ có nguy cơ dị ứng thức ăn. Các yếu tố dẫn đến có nguy cơ bị dị ứng thức ăn bao gồm:

  • Tiền sử gia đình: bạn có nguy cơ gia tăng các bệnh dị ứng thức ăn nếu bị suyễn, chàm, mề đay hay dị ứng di truyền từ gia đình của bạn;
  • Tiền sử dịứng thức ăn: nếu bạn đã bị dị ứng với một loại thức ăn, bạn có thể có nguy cơ cao mắc các dị ứng khác;
  • Mắc các dịứng khác: nếu bạn có dị ứng khác, chẳng hạn như viêm mũi dị ứng hoặc chàm, nguy cơ bị dị ứng thức ăn sẽ cao hơn bình thường;
  • Tuổi tác: dị ứng thức ăn là phổ biến nhất ở trẻ em, đặc biệt là trẻ mới biết đi và trẻ sơ sinh;
  • Bệnh hen: hen và dị ứng thức ăn thường xuất hiện cùng nhau.

Ngoài ra, các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ xảy ra một phản ứng phản vệ bao gồm: có tiền sử của bệnh hen và thường xảy ra ở thanh thiếu niên.

Làm thế nào để phòng tránh dị ứng thức ăn

Đối với người lớn, việc phòng tránh dị ứng thực phẩm khá dễ dàng. Chỉ bằng cách tránh các loại thực phẩm mình đã từng bị dị ứng là đã có thể loại trừ được rất nhiều khả năng dị ứng thực phẩm. Tuy nhiên, đối với trẻ em, cơ thể trẻ rất mong manh, lại không biết tự bảo vệ mình trước các loại thực phẩm và dễ bị biến chứng nặng với các dị ứng.

Biện pháp phòng tránh dị ứng thức ăn là gì?

Biện pháp phòng tránh dị ứng thức ăn là gì?

Vì thế cha mẹ không nên chờ khi con mình xuất hiện các triệu chứng dị ứng rồi mới phòng tránh. Những trẻ bị dị ứng thức ăn khi nhỏ sẽ có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh dị ứng khác trong suốt cuộc đời như viêm mũi dị ứng, chàm hoặc hen phế quản.. Do đó, dựa vào tiền sử gia đình để xác định nguy cơ dị ứng cho trẻ ngay từ khi mang thai là cần thiết. Nếu xác định trẻ có nguy cơ cao nên sử dụng các phương pháp phòng ngừa dị ứng sớm qua chế độ ăn:

Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, loại bỏ các dị nguyên thức ăn trong chế độ ăn của mẹ đang cho con bú. Trường hợp không có sữa mẹ nên sử dụng các công thức sữa giảm tính dị ứng với đạm thủy phân một phần, tránh sử dụng sữa bò.

Không nên cho trẻ ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi. Khi trẻ ăn dặm nên làm quen với các loại thức ăn từ từ, mỗi tuần nên sử dụng 1 loại thức ăn mới để theo dõi và tránh các loại thức ăn dễ gây dị ứng như: Lòng trắng trứng, lạc, hải sản (tôm, cua, sò điệp khô và tươi), những thức ăn này nên tập cho trẻ ăn sau 12 tháng tuổi.

Đối với trẻ lớn hơn, đã đi mẫu giáo, đi học… thì gia đình cần cho nhà trường biết về nguy cơ dị ứng thức ăn của trẻ.

Bình luận

bình luận

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 – 0788.913.913