Cách giảm đau họng khi nuốt nước bọt đơn giản và dễ áp dụng

25

Cảm giác đau họng ngay cả khi nuốt nước bọt có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Dưới đây là thông tin về các nguyên nhân gây ra tình trạng này cùng một số biện pháp giảm đau đơn giản, dễ áp dụng.

1. Nguyên nhân gây đau họng khi nuốt nước bọt

Trước khi tìm hiểu các biện pháp giảm đau họng khi nuốt nước bọt, hãy cùng xem xét một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này. Giảng viên tại trường Cao đẳng Y Dược TPHCM – trường Cao đẳng Y Dược Pasteur bao gồm:

Viêm họng: Viêm họng có thể gây đau ngay cả khi nuốt nước bọt, kèm theo các triệu chứng như đau đầu, sốt, sổ mũi, buồn nôn, mệt mỏi, đau cơ, sưng hạch bạch huyết dưới hàm, hơi thở có mùi,…

Viêm sụn nắp thanh thiệt: Sụn nắp thanh thiệt giúp ngăn thức ăn đi vào đường thở. Khi bị viêm, người bệnh có thể gặp khó khăn khi há miệng, nuốt nước bọt đau, thậm chí có nguy cơ nuốt sặc hoặc tắc nghẽn đường thở. Các triệu chứng khác bao gồm sốt cao, khó nuốt, tăng tiết nước bọt,…

<center><em>Đau họng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau</em></center>
Đau họng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau

Viêm họng do nấm: Thường gặp ở người suy giảm miễn dịch, tiểu đường hoặc sử dụng kháng sinh, corticoid kéo dài. Các triệu chứng điển hình gồm đau họng khi nuốt, giảm vị giác, rát họng, miệng có vị đắng chát, xuất hiện đốm trắng trong khoang miệng,…

Viêm thực quản, trào ngược dạ dày: Người bệnh có thể bị nóng rát vùng ngực, ợ nóng thường xuyên, khàn giọng,…

Tổn thương họng do ăn uống: Việc tiêu thụ thực phẩm quá nóng, cay, rượu có nồng độ cồn cao hoặc mắc dị vật cũng có thể gây đau họng.

Nguyên nhân khác: Dị ứng, viêm mũi xoang, khô họng, căng cơ do nói to hoặc la hét nhiều, ô nhiễm không khí, hậu phẫu vùng họng hoặc mắc các bệnh lý ác tính cũng có thể gây đau họng khi nuốt.

2. Cách khắc phục đau họng khi nuốt nước bọt

Tình trạng đau họng khi nuốt nước bọt có thể gây nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Việc điều trị thường bao gồm sử dụng thuốc kết hợp kiểm soát bệnh lý nền, và trong một số trường hợp, có thể cần can thiệp phẫu thuật.

2.1. Sử dụng thuốc

Đối với trường hợp nhẹ, bệnh nhân có thể được kê một số loại thuốc như:

Thuốc xịt họng sát khuẩn, thuốc ngậm giúp làm dịu cổ họng.

Súc họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý 0,9% để giảm viêm và loại bỏ vi khuẩn.

Đối với tình trạng nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể chỉ định:

Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm hoặc kháng sinh tùy theo nguyên nhân gây bệnh.

<center><em>Người bệnh cần dùng thuốc theo đơn của bác sĩ</em></center>
Người bệnh cần dùng thuốc theo đơn của bác sĩ

Người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý mua và sử dụng thuốc để tránh biến chứng nguy hiểm.

2.2. Biện pháp hỗ trợ tại nhà

Ngoài việc điều trị bằng thuốc, người bệnh nên thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà để hỗ trợ quá trình phục hồi:

Uống đủ nước: Duy trì độ ẩm cho cổ họng, tránh tình trạng khô rát do mất nước. Nên uống nước ấm hoặc nước đun sôi để nguội, hạn chế nước lạnh.

Vệ sinh răng miệng: Súc miệng bằng nước muối sinh lý sau mỗi bữa ăn để giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm viêm họng.

Bổ sung dinh dưỡng hợp lý: Tăng cường thực phẩm giàu vitamin C, vitamin B, chất xơ và khoáng chất từ rau củ quả để nâng cao sức đề kháng.

Hạn chế các yếu tố gây hại: Tránh hút thuốc, bia rượu và các chất kích thích có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm họng.

2.3 Cách khắc phục đau họng khi nuốt nước bọt bằng phương pháp dân gian

Ngoài việc sử dụng thuốc, nhiều bài thuốc dân gian cũng giúp làm dịu cổ họng và hỗ trợ giảm đau khi nuốt nước bọt. Chia sẻ thêm với sinh viên Cao đẳng dược tphcm cụ thể gồm:

Mật ong: Với đặc tính kháng khuẩn và làm dịu cổ họng, mật ong có thể giúp giảm viêm và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Một số cách sử dụng mật ong để hỗ trợ giảm đau họng:

Mật ong nguyên chất: Uống trực tiếp một thìa mật ong hoặc pha với nước ấm để làm dịu cổ họng.

<center><em>Mật ong có tính kháng khuẩn, thường được dùng trị đau họng.</em></center>
Mật ong có tính kháng khuẩn, thường được dùng trị đau họng.

Mật ong và tỏi: Nghiền nhuyễn tỏi tươi rồi ngâm với mật ong trong khoảng 7 ngày, sau đó dùng mỗi ngày một lần để giảm viêm và kháng khuẩn.

Mật ong ngâm gừng: Giã nhỏ gừng, trộn với mật ong rồi ngậm hoặc pha nước ấm để uống giúp làm dịu cổ họng và giảm viêm.

Gừng: Có đặc tính kháng viêm, giúp tiêu đờm và giảm đau họng hiệu quả. Bạn có thể giã nhuyễn gừng, pha với nước ấm hoặc mật ong để sử dụng hàng ngày.

Trà thảo dược (trà mật ong, trà gừng, trà chanh, trà xanh, trà hoa cúc, trà cam thảo…): Những loại trà này giúp giảm đau rát họng, có tác dụng chống viêm, làm dịu niêm mạc và hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại vi khuẩn gây bệnh.

Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu tình trạng đau họng kéo dài hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, bạn nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và có hướng điều trị phù hợp.

Bình luận

bình luận

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 – 0788.913.913