Rất ít người nhắc đến Vitamin B2 (riboflavin) nhưng nó lại có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của đôi mắt và hệ thần kinh.
- Ước tính nhu cầu calo hàng ngày cho nam, nữ và trẻ em
- Hướng dẫn cách sử dụng thốc đặt âm đạo an toàn và hiệu quả
1. Công dụng của Vitamin B2
Vitamin B2 đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân hủy carbohydrate, protein, và chất béo, cũng như tăng cường sự sử dụng oxy trong cơ thể. Đặc biệt, nó đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mắt bởi khả năng giúp võng mạc nhận biết ánh sáng.
Ngoài ra, Vitamin B2 còn cần thiết cho quá trình tổng hợp glutathione – một chất chống oxi hóa mạnh mẽ giúp loại bỏ các gốc tự do trong mắt. Sự thiếu hụt Vitamin B2 có thể gây ra tình trạng nhạy cảm với ánh sáng và là một yếu tố góp phần vào sự phát triển của bệnh đục thủy tinh thể.
2. Nguồn cung cấp Vitamin B2
Cô Thanh Nga giảng viên tại Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết vitamin B2 là một trong những thành phần của bảy loại Vitamin B, có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm khác nhau:
Thực phẩm từ sữa và sản phẩm từ sữa:
- Sữa bò
- Sữa chua
- Phô mai
Thực phẩm từ thịt:
- Thịt bò nạc và thịt lợn
- Ức gà
- Gan bò
Thực phẩm từ trứng
Thực phẩm từ ngũ cốc và bánh mì tăng cường:
- Ngũ cốc giàu dinh dưỡng
- Bánh mì giàu dinh dưỡng
Quả hạch
Rau củ:
- Rau chân vịt và các loại rau khác
Tuy nhiên, việc hấp thụ lượng Vitamin B2 đủ cho nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể không phải lúc nào cũng đảm bảo, đặc biệt đối với người trưởng thành. Trong trường hợp thiếu hụt (không thể bổ sung đủ qua chế độ ăn uống), việc sử dụng các bổ sung Vitamin B2 được chỉ định bởi bác sĩ có thể cần thiết để đảm bảo sức khỏe của mắt.
3. Cách nhận biết thiếu hụt Vitamin B2
Truyền thông cập nhật thông tin sức khỏe Cao đẳng Y Dược TPHCM cập nhật: các dấu hiệu thiếu hụt Vitamin B2 bao gồm:
- Môi khô nứt nẻ
- Sưng miệng và cổ họng
- Viêm lưỡi
- Rụng tóc
- Phát ban da
- Thiếu máu
- Mắt đỏ, ngứa
- Trường hợp nặng có thể gây ra đục thủy tinh thể…
Những nhóm người có nguy cơ cao bị thiếu hụt bao gồm người ăn chay (do chế độ ăn kiêng) và phụ nữ mang thai (do nhu cầu dinh dưỡng tăng lên trong thai kỳ). Nếu bạn nghi ngờ mình đang thiếu hụt Vitamin B2, hãy đi khám để được tư vấn và bổ sung dinh dưỡng phù hợp.
4. Nguyên nhân gây thiếu hụt vitamin B2
- Chế độ ăn uống không đủ chứa vitamin B2.
- Cơ thể kém hấp thụ vitamin B2 hiệu quả.
- Lượng đạm giảm trong thức ăn, làm tăng việc loại bỏ vitamin B2 khỏi cơ thể. Nghiện rượu có thể cản trở quá trình hấp thụ vitamin B2 ở ruột.
- Thiếu hụt các loại vitamin thuộc nhóm B khác.
- Các loại thuốc như chlorpromazin, imipramin, amitriptylin, adriamycin, probenecid có thể dẫn đến thiếu hụt vitamin B2.
- Các tình trạng như nhiễm khuẩn, sốt, tiêu chảy, bỏng, chấn thương nặng, cắt bỏ dạ dày, stress, bệnh gan, ung thư, đặc biệt ở trẻ em có lượng bilirubin trong máu cao.
Nhu cầu hàng ngày về vitamin B2 phụ thuộc vào giới tính và độ tuổi. Ví dụ, trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng cần 0,4mg; từ 6 đến 12 tháng cần 0,5mg; từ 4 đến 6 tuổi cần 1,1mg; từ 15 đến 18 tuổi cần 1,8mg. Sau độ tuổi này, nhu cầu giảm dần và từ 51 tuổi trở đi chỉ cần 1,2mg/ngày.
Chưa có thông tin về tác dụng phụ đáng kể khi sử dụng vitamin B2, thậm chí đã thử nghiệm sử dụng liên tục liều lượng 120mg/ngày trong 10 tháng mà không ghi nhận tác dụng phụ đáng kể.
Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur