Nguyên nhân gây đau khi liếc mắt và phương pháp khắc phục tình trạng

64

Đau và nhức mỏi khi liếc mắt có thể do làm việc quá tải trong thời gian dài. Nếu tình trạng này thường xuyên tái phát, có thể đây là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề bệnh lý nào đó.

Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị tình trạng này, trường Cao đẳng Y Dược Pasteur xin cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết qua bài phân tích dưới đây.

<center><em>Liếc mắt bị đau có thể bắt nguồn từ nguyên nhân làm việc quá tải trong thời gian dài</em></center>
Liếc mắt bị đau có thể bắt nguồn từ nguyên nhân làm việc quá tải trong thời gian dài

Liếc mắt bị đau có nguy hiểm không?

Khi liếc mắt sang một bên, phần kết mạc phía con ngươi liếc sang sẽ co lại, trong khi phần kết mạc phía bên kia sẽ bị giãn và kéo căng. Nếu đau và nhức mỏi chỉ kéo dài trong vài giây và không kèm theo triệu chứng bất thường khác, thường không đáng lo ngại, vì đây là biểu hiện sinh lý bình thường khi mắt phải làm việc cường độ cao mà không được nghỉ ngơi.

Tuy nhiên, nếu tình trạng đau liếc mắt kèm theo các triệu chứng sau, bạn nên cảnh giác và đi khám ngay:

  • Thị lực giảm hoặc nhìn kém
  • Đau nhức, ngứa, hoặc cảm giác cộm ở mắt
  • Đau nhức vùng hốc mắt
  • Ra nhiều ghèn mắt hơn bình thường
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Chảy nước mắt không kiểm soát
  • Cảm giác buồn nôn hoặc đau đầu

Nguyên nhân tăng nguy cơ đau khi liếc mắt

Sự tiếp xúc kéo dài với màn hình máy tính và điện thoại có thể làm mắt mỏi và đau khi liếc. Để giảm nhức mỏi, hạn chế sử dụng thiết bị điện tử và nghỉ ngơi thường xuyên.

Nếu tình trạng đau không giảm, có thể do các nguyên nhân bệnh lý. Cô Thanh Nga giảng viên tại Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ gồm:

  • Viêm thị thần kinh

Tổn thương hoặc viêm dây thần kinh thị giác có thể dẫn đến đau khi chuyển động mắt, kèm theo suy giảm thị lực và cảm giác ảo ảnh nhấp nháy.

  • Viêm tổ chức hốc mắt

Bệnh này có thể gây đau mắt nghiêm trọng, đỏ mắt, sưng, khó mở mắt, đau đầu, và nhức mỏi hốc mắt. Nếu không điều trị kịp thời, có thể gặp biến chứng.

  • Chấn thương mắt

Chấn thương có thể gây đau khi liếc mắt, giảm thị lực, và nhìn đôi. Nên kiểm tra mắt ngay để được sơ cứu kịp thời.

<center><em>Các bệnh lý tại mắt có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng liếc mắt bị đau</em></center>
Các bệnh lý tại mắt có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng liếc mắt bị đau
  • Viêm giác mạc

Viêm giác mạc thường gây đau khi liếc mắt, đỏ mắt, cộm, sưng, tiết nhiều ghèn, nhạy cảm với ánh sáng, và giảm thị lực.

  • Đau nửa đầu

Đau nửa đầu có thể kèm theo đau khi liếc mắt, buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt, và tâm trạng kích động.

  • Viêm xoang

Viêm xoang gây sưng lớp biểu mô trong các hốc xoang, làm tắc nghẽn và áp lực lên mắt, gây đau, kèm theo sổ mũi và đau đầu.

Ngoài các nguyên nhân trên, đau khi liếc mắt cũng có thể liên quan đến các bệnh lý khác như Glôcôm, viêm màng cứng, và hội chứng rối loạn tự miễn Graves.

Phương pháp điều trị và phòng ngừa đau khi liếc mắt

Nếu đau khi liếc mắt là do thói quen sinh hoạt không đều đặn, bạn có thể giảm đau bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn và massage vùng quanh mắt. Nếu nguyên nhân là bệnh lý, việc điều trị sẽ tập trung vào kiểm soát các bệnh lý đó.

Bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp, bao gồm thuốc nhỏ mắt, thuốc giảm đau, liệu pháp trị liệu cho mắt, hoặc hỗ trợ thị lực bằng kính.

Để phòng ngừa tình trạng này tái phát, hãy thực hiện các biện pháp. Truyền thông cập nhật thông tin sức khỏe Cao đẳng Y Dược TPHCM cập nhật:

Nghỉ ngơi mắt hợp lý: Áp dụng quy tắc 20-20: sau mỗi 20 phút sử dụng thiết bị điện tử, nghỉ 20 giây và nhìn xa khoảng 6m.

Ánh sáng thích hợp: Đảm bảo rằng môi trường làm việc và đọc sách có đủ ánh sáng để giảm mệt mỏi cho mắt.

Sử dụng thiết bị điện tử chất lượng: Lựa chọn màn hình có độ phân giải cao và rõ nét.

Kính đúng độ: Đeo kính đúng với độ cận, viễn, hoặc loạn thị của bạn.
Vệ sinh và dưỡng ẩm: Vệ sinh mắt hàng ngày và dùng nước muối sinh lý để rửa mắt nếu có bụi bẩn. Tránh dụi mắt.

<center><em>Mắt cần có những khoảng thời gian được nghỉ ngơi trong ngày</em></center>
Mắt cần có những khoảng thời gian được nghỉ ngơi trong ngày

Bổ sung dinh dưỡng: Ăn thực phẩm có lợi cho mắt.

Kiểm tra mắt định kỳ: Thực hiện kiểm tra mắt hàng năm để phát hiện sớm các vấn đề và điều trị kịp thời.

Hy vọng những thông tin trên giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng đau khi liếc mắt. Nếu triệu chứng không cải thiện hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng, hãy đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị.

Bình luận

bình luận

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 – 0788.913.913