Canada bỏ 1 triệu chiếc khẩu trang KN95 của Trung Quốc không đạt chuẩn

839

1 triệu khẩu trang KN95 “Made in China” bị Canada loại bỏ do chất lượng kém hơn yêu cầu dù tình hình thiếu hụt khẩu trang cho nhân viên y tế tuyến đầu tại đất nước này đang rất “đói”.

Canada khẳng định khoảng 1 triệu khẩu trang N95 từ Trung Quốc không đạt chuẩn liên bang dành cho nhân viên y tế tuyến đầu chống Covid-19. Ảnh: Reuters
Canada khẳng định khoảng 1 triệu khẩu trang N95 từ Trung Quốc không đạt chuẩn liên bang dành cho nhân viên y tế tuyến đầu chống Covid-19. Ảnh: Reuters 

KN95 được quảng cáo là có chất lượng tương đương với khẩu trang N95 được nhiều nước săn tìm trong mùa dịch COVID-19.

Chính quyền Canada đã chọn sử dụng khẩu trang KN95 của Trung Quốc nhưng vẫn tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng từng lô hàng.

Kết quả cho thấy đã có rất nhiều khẩu trang Trung Quốc không đạt chuẩn, kém chất lượng được chuyển tới Canada.

Theo ông Eric Morrissette, người phát ngôn Cơ quan Y tế công cộng Canada, dù các tỉnh bang của nước này đang “đói” khẩu trang, nhà chức trách Canada buộc lòng phải loại bỏ khoảng 1 triệu khẩu trang KN95 mua từ Trung Quốc.

Ông Morrissette khẳng định Canada luôn kiểm tra chất lượng tất cả vật tư y tế nhập vào nước này dù là hàng được tặng hay mua từ nước khác.

Theo nguồn tin Cao đẳng Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu, Trung Quốc hiện là nhà cung cấp đồ bảo hộ y tế lớn nhất cho Canada, chiếm tới 70%, tờ Politico dẫn một nguồn tin riêng tiết lộ. Hồi đầu tuần này, một nghị sĩ đã chất vấn Bộ trưởng Y tế Canada Patty Hajdu rằng nên làm gì nếu phát hiện các vật tư y tế kém chất lượng mua từ Trung Quốc.

Đáp lại, bà Hajdu thừa nhận một số thiết bị có thể không phù hợp với nhân viên y tế tuyến đầu nhưng có thể sử dụng được cho những nhóm người khác. “Các khẩu trang bị loại bỏ vẫn có thể hữu ích, tất nhiên là phân phát cho người ngoài bệnh viện”.

Theo Politico, thị trường khẩu trang và vật tư y tế thế giới đang hết sức sôi động khi các nước so kè, cạnh tranh nhau bằng giá mua. Một số quốc gia cũng bắt đầu tìm tới những nguồn cung mới nhằm tránh phụ thuộc.

Trong bối cảnh đó, hai máy bay được Canada điều tới Trung Quốc nhận vật tư y tế thiết yếu đã trở về “tay không” hồi đầu tuần này khiến nhiều người giận dữ chỉ trích Thủ tướng Justin Trudeau.

Thủ tướng Canada sau đó đổ lỗi cho phía Trung Quốc, viện dẫn lý do vận chuyển hàng hóa trên mặt đất gặp trục trặc và các quy định khắt khe về thời gian máy bay được chờ tại sân bay Trung Quốc khiến máy bay phải bay rỗng trở về.

Đại dịch COVID-19 là cuộc khủng hoảng lớn nhất kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền năm 2012
Đại dịch COVID-19 là cuộc khủng hoảng lớn nhất kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền năm 2012

Trung Quốc đánh mất lòng tin đối với các nước trên thế giới

Nhà báo Jamil Anderlini của FT nhận xét câu chuyện thượng nghị sĩ Roger Roth, chủ tịch thượng viện Cơ quan Lập pháp bang Wisconsin (Mỹ), nhận được email từ chính phủ Trung Quốc “nhờ vả” ông bảo trợ một nghị quyết ca ngợi phản ứng của Bắc Kinh trước dịch COVID-19 có lẽ là tập mới nhất của chiến dịch tô vẽ hình ảnh toàn cầu Bắc Kinh đang đẩy mạnh giữa đại dịch COVID-19.

Thành công bao nhiêu chưa biết nhưng “ngoại giao corona” của Trung Quốc đã năm lần bảy lượt phản tác dụng. Từ việc xuất khẩu thiết bị y tế lỗi đi các nước, cho đến ủng hộ thuyết âm mưu quân đội Mỹ thả virus ở Vũ Hán, rồi vụ xìcăngđan ngược đãi người châu Phi ở miền nam Trung Quốc theo kiểu tống khứ về quê nhà…

Một số nhà quan sát từng nghĩ cách phản ứng hỗn loạn của phương Tây trước dịch COVID-19 sẽ tạo điều kiện cho Trung Quốc trám vào lỗ hổng quản trị toàn cầu, thậm chí bỏ qua một bên số liệu dịch bệnh đáng ngờ của Bắc Kinh.

“Nhưng nhìn cách Bắc Kinh lợi dụng tình hình, Trung Quốc có khả năng chỉ càng bị cô lập và mất uy tín hơn trên trường quốc tế sau khi cuộc khủng hoảng trôi qua”, ý kiến của một độc giả tại fanpage Tin tức Y tế Việt Nam – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho hay.

Ông Wasng Jisi, học giả nổi tiếng của Đại học Bắc Kinh, nhận xét dịch bệnh này đã đẩy quan hệ Trung – Mỹ xuống mức tồi tệ nhất kể từ khi mới bang giao hồi thập niên 1970. Ông mô tả hố ngăn cách kinh tế – công nghệ giữa hai cường quốc “đã không thể đảo ngược”.

Ở Anh, sự thay đổi cũng rất lớn. Các chính khách bảo thủ quyền lực bắt đầu kêu gọi Thủ tướng Boris Johnson cứng rắn hơn với Trung Quốc, truyền thông Anh chỉ trích nhiều hơn, còn cộng đồng tình báo tuyên bố sẽ theo dõi sát mối đe doạ từ Bắc Kinh…

Ở châu Âu và Úc, các chính phủ hối hả chặn doanh nghiệp Trung Quốc thâu tóm tài sản giá rẻ giữa lúc kinh tế lao dốc vì dịch bệnh. Nhật Bản thì dành hẳn một quỹ 2,2 tỉ USD để giúp doanh nghiệp nước này dời nhà máy ra khỏi Trung Quốc…

Nguồn: Tuổi trẻ – truongcaodangyduocsaigon.com

Bình luận

bình luận

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 – 0788.913.913