- Món ăn, bài thuốc chữa bệnh có sử dụng vị thuốc địa cốt bì
- Cách nhận biết và phòng tránh dị ứng thức ăn
- Bệnh Cúm có nguy hiểm không và biện pháp phòng tránh
Quả lê là loại trái cây phổ biến, không chỉ dùng để ăn trực tiếp mà còn có thể chế biến thành các món ăn bổ dưỡng giúp thanh nhiệt, làm mát phổi, giải khát và rất tốt cho người bị sốt cao hoặc tiểu đường.
Vỏ quả lê thường mỏng, có màu vàng nhạt hoặc hồng nhạt, hơi sần sùi với các đốm nhỏ màu nâu. Quả lê thường có hình dáng thon dài, phần bụng phình và thuôn dần về phía cuống, nhưng cũng có một số loại lê có hình tròn. Phần thịt lê màu trắng hoặc hơi vàng, dày, mềm, giòn, với hương vị tươi mát, ngọt dịu.
Theo y học cổ truyền, quả lê có tính mát, tác dụng vào kinh phế và vị, giúp thanh nhiệt, dưỡng huyết, sinh tân, hóa đàm, tiêu độc và nhuận tràng.
Hãy cùng DsCKI, giảng viên tại trường Cao đẳng Y Dược TPHCM tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Phân loại lê
Hiện nay, quả lê được chia thành ba loại chính:
Lê đường: Có hình dáng giống quả trứng, màu vàng nhạt, vị ngọt thơm và phần thịt giòn. Mỗi quả nặng trung bình từ 200 đến 250 gram.
Lê xanh: Vỏ mịn và bóng với màu xanh đặc trưng, đôi khi pha chút vàng kem và đỏ. Phần trên quả thuôn dài, phần dưới phình to. Mỗi quả có trọng lượng trung bình khoảng 230 đến 300 gram.
Lê nâu: Hình dáng hơi tròn và dẹt, thịt quả thơm khi chín. Trung bình, mỗi quả lê nâu nặng từ 200 đến 300 gram.
2. Tác dụng của quả lê
Nguồn cung cấp chất xơ dồi dào: Quả lê chứa hàm lượng chất xơ phong phú, giúp cung cấp ít nhất 25% nhu cầu chất xơ hàng ngày của người trưởng thành. Pectin trong lê có tác dụng hấp thụ nước, loại bỏ chất thải và độc tố, đồng thời làm giảm mức cholesterol trong máu. Quả lê còn hỗ trợ ổn định đường huyết và cải thiện đề kháng insulin, giúp ngăn ngừa biến chứng của bệnh đái tháo đường và bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 nhờ vào thành phần polyphenol.
Bảo vệ xương khớp: Quả lê giàu khoáng chất như canxi, magie, mangan, kali và vitamin K, có lợi cho sự phát triển và duy trì sức khỏe xương. Những dưỡng chất này đặc biệt quan trọng đối với người lớn tuổi và phụ nữ sau mãn kinh, giúp ngăn ngừa loãng xương và duy trì xương chắc khỏe.
Tăng cường hệ miễn dịch: Với hàm lượng vitamin (C, B2, B3, B6, K) và khoáng chất (canxi, magie, mangan, đồng, folate) phong phú, quả lê giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại. Bên cạnh đó, lê chứa flavonoid và polyphenol, giúp loại bỏ gốc tự do, đồng thời chất xơ trong lê hỗ trợ kết dính và loại bỏ axít mật thứ cấp.
3. Một số món ăn
Chia sẻ thêm với sinh viên Cao đẳng dược tphcm cụ thể gồm:
Si rô hạnh nhân nước ép lê:
Món này rất hữu ích cho người bị viêm phế quản cấp, đặc biệt là những trường hợp ho khan ít đàm.
Nguyên liệu: 10g hạnh nhân, 1 quả lê, đường phèn vừa đủ.
Cách chế biến: Giã nát hạnh nhân, gọt vỏ và thái lát lê. Cho hạnh nhân và lê vào nồi, thêm nước và nấu cho đến khi nhừ, sau đó cho đường phèn vào và khuấy đều.
Cháo bạch lê:
Món ăn này thích hợp cho người bị sốt nóng, cảm giác vật vã, khát nước, hoặc chán ăn.
Nguyên liệu: 3 quả lê, 100g gạo tẻ.
Cách chế biến: Lê gọt vỏ, thái lát. Gạo vo sạch và nấu cháo. Khi cháo đã chín, cho lê vào nấu tiếp và khuấy đều cho đến khi lê mềm.
Lê hầm rượu vang đỏ:
Món ăn này giúp dưỡng họng, làm da săn chắc và mịn màng.
Nguyên liệu: 2 quả lê, 100ml rượu vang đỏ, 50g đường phèn.
Cách chế biến: Lê gọt vỏ, bỏ lõi và thái lát vừa phải. Cho lê vào nồi, đổ rượu vang đỏ và đường phèn vào, nấu trên lửa nhỏ khoảng 20 phút.
Mứt lê:
Mứt lê có tác dụng thanh nhiệt, bổ phổi và giải khát hiệu quả.
Nguyên liệu: 3 quả lê, 2 nhánh nhỏ gừng, 150g đường phèn.
Cách chế biến: Lê gọt vỏ, nạo thành sợi nhỏ, cho vào nồi cùng gừng thái nhỏ và đường phèn, đun trên lửa lớn khoảng 20 phút. Khi nước giảm dần, chuyển sang lửa nhỏ để mứt sánh lại. Sau khi nguội, cho mứt vào hộp thủy tinh đã khử trùng. Khi sử dụng, múc vài thìa mứt pha với nước ấm và khuấy đều.
Lê hầm mật:
Món này rất tốt cho người bị sốt lâu ngày, mất nước, khát nước, tiểu đường hoặc ho ra máu.
Nguyên liệu: 1kg lê, mật ong vừa đủ.
Cách chế biến: Lê rửa sạch, bỏ hạt và thái lát, sau đó ninh nhừ. Thêm mật ong vào và đun cho đến khi thành dạng cao. Đựng trong lọ và mỗi lần uống 2-3 thìa nhỏ với nước, hoặc nhai ngậm.
4. Lưu ý khi sử dụng quả lê
Kỵ rau dền: Ăn quả lê sau khi ăn rau dền có thể gây nôn mửa và rối loạn tiêu hóa.
Kỵ thịt ngỗng: Lê kết hợp với thịt ngỗng có thể làm tăng gánh nặng cho thận, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Kỵ củ cải trắng: Ceton đồng trong lê có thể phản ứng với axit cianogen lưu huỳnh trong củ cải trắng, dẫn đến nguy cơ suy tuyến giáp và bướu cổ.
Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur