Vật lý trị liệu là gì? Lợi ích và nhóm đối tượng cần áp dụng

16

Ngày nay, vật lý trị liệu đã được triển khai rộng rãi tại nước ta cũng như nhiều quốc gia trên thế giới. Dù vậy, không ít người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về phương pháp này.

Bài viết ban cố vấn truyền thông Cao đẳng Y Dược TPHCM – trường Cao đẳng Y Dược Pasteur sau sẽ mang đến những thông tin chi tiết cho bạn đọc.

1. Vật lý trị liệu là gì?

Vật lý trị liệu là phương pháp hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh thông qua việc sử dụng các yếu tố vật lý tự nhiên hoặc nhân tạo như: không khí, nước, nhiệt độ, điện, tia X, ánh sáng, tia hồng ngoại, từ trường, siêu âm, chất đồng vị phóng xạ, cùng các bài tập đi bộ và dưỡng sinh,… nhằm tác động lên cơ thể người bệnh. Phương pháp này giúp cải thiện các chức năng suy giảm, giảm đau và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Đây được xem là một trong những phương pháp điều trị phổ biến hiện nay, hỗ trợ người bệnh phục hồi hình thể và chức năng bị tổn thương do chấn thương hoặc tai nạn. Qua đó, họ có thể tái hòa nhập cuộc sống với khả năng vận động gần như bình thường mà không cần dùng thuốc.

Vật lý trị liệu nổi bật bởi tính an toàn cao. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối ưu, người bệnh cần kiên trì điều trị, duy trì tập luyện thường xuyên và thực hiện lối sống điều độ.

<center><em>Điều trị vật lý trị liệu là gì?</em></center>
Điều trị vật lý trị liệu là gì?

2. Những đối tượng cần áp dụng vật lý trị liệu

Theo các chuyên gia phương pháp vật lý trị liệu có thể được áp dụng cho nhiều đối tượng mắc các vấn đề sức khỏe khác nhau, giúp cải thiện và phục hồi khả năng vận động. Cụ thể, những trường hợp sau thường được chỉ định:

Người mắc các bệnh lý về xương khớp như thoát vị đĩa đệm, phình đĩa đệm, cong vẹo cột sống, thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp gối, viêm khớp,…

Người bị tổn thương dây thần kinh, gân, cơ, bao gồm: viêm điểm bám gân, viêm gân, gout, viêm đa rễ thần kinh, liệt dây thần kinh ngoại biên,…

Các chấn thương liên quan đến thể thao như giãn dây chằng gối, trật khớp, căng cứng cơ bắp,…

Bệnh nhân cần phục hồi chức năng sau tai biến hoặc phẫu thuật: trường hợp thay khớp háng, khớp gối, nối dây chằng… kèm theo triệu chứng căng cơ, teo cơ do thời gian dài không vận động hoặc mất khả năng vận động tạm thời,…

Người gặp các triệu chứng như đau nửa đầu, yếu cơ, mất ngủ,… cũng có thể áp dụng vật lý trị liệu để cải thiện sức khỏe.

Những trường hợp trên nên được can thiệp vật lý trị liệu để phục hồi chức năng vận động, tăng cường sự linh hoạt và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, dựa vào tình trạng bệnh lý và sức khỏe từng người, bác sĩ sẽ thăm khám và xây dựng phác đồ vật lý trị liệu phù hợp nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất.

3. Vật lý trị liệu có tác dụng gì?

Các phương pháp vật lý trị liệu mang lại nhiều lợi ích thiết thực và giá trị lớn đối với y học hiện đại. Do đó, hiện nay, phương pháp này được nhiều chuyên gia tin tưởng và áp dụng để điều trị cho các bệnh nhân bị suy giảm chức năng vận động.

3.1. Hỗ trợ giảm đau mà không cần thuốc

Giảng viên Cao đẳng điều dưỡng tphcm chia sẻ: Phương pháp vật lý trị liệu sử dụng các liệu pháp vật lý, giúp người bệnh cảm nhận sự cải thiện rõ rệt trong tình trạng bệnh và giảm thiểu các triệu chứng mà không cần dùng đến thuốc giảm đau như trước.

Điều này đặc biệt hiệu quả đối với những bệnh nhân mắc các vấn đề về xương khớp như cong vẹo cột sống, lệch khớp háng, thoát vị đĩa đệm,…

<center><em>Vật lý trị liệu có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý</em></center>
Vật lý trị liệu có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý

3.2. Phòng ngừa một số bệnh cho người cao tuổi

Đối với người cao tuổi, việc thường xuyên thực hiện các bài tập trị liệu có thể giúp phòng ngừa nhiều bệnh lý liên quan đến tuổi tác, như đột quỵ, các vấn đề về tim mạch, huyết áp, cải thiện khả năng điều hòa hơi thở và duy trì sự dẻo dai của xương khớp.

3.3. Cải thiện và phục hồi chức năng sau chấn thương

Các bài tập vật lý trị liệu là công cụ hiệu quả giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục chức năng và trở lại với các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Những bài tập này hỗ trợ phục hồi các cơ, khớp, và các vị trí vừa trải qua phẫu thuật, giúp chúng nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường sau chấn thương.

3.4. Giảm thiểu can thiệp phẫu thuật tốn kém

Đối với những trường hợp tổn thương nhẹ về xương khớp hoặc bệnh lý ở trẻ nhỏ, nếu không quá nghiêm trọng, bác sĩ thường khuyên gia đình áp dụng phương pháp vật lý trị liệu. Phương pháp này giúp cải thiện các chức năng vận động mà không cần phải thực hiện phẫu thuật tốn kém, đồng thời giảm thiểu những rủi ro không đáng có trong quá trình phẫu thuật.

Vậy là, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đã cung cấp thông tin chi tiết về vật lý trị liệu. Đặc biệt, với những lợi ích mà phương pháp này mang lại, các gia đình có người bệnh cần điều trị hoàn toàn có thể an tâm sử dụng mà không phải lo lắng về các biến chứng sau điều trị.

Bình luận

bình luận

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 – 0788.913.913